Trang Chủ ForexCẩm nang forex FED là gì? Tại sao các nhà đầu tư cần quan tâm đến FED

FED là gì? Tại sao các nhà đầu tư cần quan tâm đến FED

Chắc hẳn các nhà đầu tư đã một lần nghe đến ‘FED’ – ông trùm quyền lực có khả năng thao túng nền kinh tế thế giới. Nhưng thật sự FED là gì? Và tại sao FED lại có quyền lực tác động sâu rộng trong nhiều lĩnh vực đến vậy. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của phokinhte để tìm hiểu thêm về FED.

FED là gì ?

FED là cụm từ viết tắt của Federal Reserve System – Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1913 theo Đạo luật Federal Reserve Act. Đây là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, có mục tiêu chính là duy trì chính sách tiền tệ: linh hoạt, an toàn, ổn định.

Cục dự trữ Liên bang Hoa kỳ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ. Mà là cơ quan hoạt động độc lập. Không phụ thuộc hay có liên quan trực tiếp đến bất kỳ tổ chức nào. Chỉ phục vụ cho lợi ích người dân và lợi ích toàn cầu. Trụ sở của FED trải đều các bang của hoa Kỳ.

Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

FED – Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

FED là nơi duy nhất được in tiền USD – Đô la Mỹ chính thống. Là cơ quan đưa ra những chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Vì vậy, FED có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến các chính sách tiền tệ. Và có mối quan hệ trực tiếp với thị trường quốc tế và các nhà đầu tư.

Nhiệm vụ của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

Theo từng giai đoạn, nhiệm vụ của FED có sự thay đổi, để phù hợp với nhu cầu biến đổi của thị trường. 

Ban đầu, FED được thiết lập với 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang: việc làm tối đa, giá cả ổn định, lãi suất dài hạn vừa phải. Trong đó, 2 mục tiêu đầu là nhiệm vụ kép của Cục dự trữ Liên bang.

Đến năm 2009, mở rộng thêm các nhiệm vụ:

  • Giám sát và điều tiết ngân hàng: Nhằm đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng. Đảm bảo các quyền tín dụng của người dân.
  • Duy trì sự ổn định cho hệ thống tài chính: Kiểm soát và hạn chế các rủi ro có khả năng phát sinh, tác động đến thị trường tài chính. Bình ổn giá cả các sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức, Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài, tổ chức quản lý tài sản có giá trị. FED đóng vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả tại Mỹ.

FED vận hành nhằm đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ trên. Đem lại sự ổn định, an toàn tối đa cho hệ thống tài chính, kinh tế Hoa Kỳ. Hệ thống các nhiệm vụ của Cục dự trữ Liên Bang này có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, biến động của thị trường Mỹ và thế giới.

Tác động của FED đối với nền kinh tế

Được biết đến là tổ chức kinh tế lớn nhất trên thế giới, có khả năng thao túng mọi biến động của thị trường. Vậy, FED có những tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng? Hãy cùng Phokinhte.net tìm hiểu ngay sau đây.

Đối với nền kinh tế toàn cầu

USD là đồng tiền chủ chốt trong mọi hoạt động thương mại của thế giới. Các hoạt động xuất – nhập khẩu trên thị trường đều có liên quan hoặc sử dụng đồng USD làm đơn vị thanh toán. Mà FED lại là đơn vị duy nhất có quyền đưa ra mọi quyết định đối với đồng Đô la Mỹ, gây tác động trực tiếp đến đồng USD và các đối tác thương mại của Mỹ.

FED gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu nhờ quyền định giá tăng giảm đối với tỷ giá đồng USD. Khi các mặt hàng quan trọng trên toàn cầu như: vàng, xăng, dầu,…đều được định giá bằng đồng USD. Việc mua bán các mặt hàng này bằng các giá trị ngoại tệ khác đều phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá của đồng USD.

Quyết định tăng lãi suất của FED trong năm 2022 đang tạo ra nhiều tác động tiêu cực với nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau đại dịch. Do lượng tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh. Việc tăng lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của các quốc gia vì tỷ giá đồng USD so với các đồng nội tệ đều tăng. Song, lại gây nên nhiều khó khăn cho việc nhập khẩu.

Nhìn chung, mọi quyết định của FED đối với đồng USD hay thị trường tài chính nước Mỹ đều ít nhiều gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu. 

Đối với nền kinh tế Việt Nam

Đồng USD ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Đầu tiên phải nói đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu có thể khiến có thể khiến hoạt động thương mại nước ta chậm lại. Nhu cầu mua bán hàng hóa suy giảm, lượng hàng xuất khẩu Việt Nam cũng vì thế mà giảm mạnh.

Thứ hai, FED tăng lãi suất khiến lãi mức lãi suất ngân hàng tại Việt Nam tăng mạnh. Việc vay vốn trả lãi bằng đồng USD sẽ tăng lên, kéo theo đó là những áp lực khi hệ thống thanh khoản ngày càng bị hạn chế.

Cuối cùng, việc tăng lãi suất sẽ tác động đến các dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Do lo ngại rủi ro và cân nhắc sự chênh lệch lãi suất giữa các thị trường. Các nhà đầu tư sẽ cân nhắc chuyển đổi vốn sang các thị trường tiềm năng hơn, trong đó có Việt Nam.

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến FED ?

Chúng ta đã biết đến những tác động kinh tế sâu rộng của FED qua các thông tin nêu trên. Nhưng sự tác động trực tiếp đến cá nhân lại chưa rõ ràng. Dưới đây sẽ làm rõ hơn nguyên nhân tại sao các Trader cần quan tâm đặc biệt đến FED.

Sự thay đổi lãi suất

Nắm quyền quyết định đồng tiền then chốt có tỷ giá cao nhất trên thế giới – USD. Nên khi FED thay đổi mức lãi suất sẽ tạo ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trên toàn thế giới. Đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nền tài chính Mỹ. Bên cạnh đó, cũng tạo nên sự tác động không nhỏ đối với các doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị vay vốn tại FED.

Mua và bán trái phiếu Chính phủ

FED là đơn vị duy nhất nắm quyền chi phối, mua bán trái phiếu Chính phủ Mỹ. Khi FED mua trái phiếu của Chính phủ Hoa Kỳ, sẽ làm lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Lượng lãi suất giảm xuống, khiến lượng người vay ngân tăng lên.

Ngược lại, khi FED bán cổ phiếu thì lượng vay sẽ giảm xuống. Gây nên khó khăn cho thị trường tài chính.

Quy định lượng tiền dự trữ

FED sở hữu hệ thống ngân hàng rộng lớn với nhiều trụ sở, cơ sở. Nên khi FED đưa ra chỉ thị chung về khối lượng tiền mặt trữ, các ngân hàng buộc phải tuân thủ. Lượng dự trữ càng lớn thì lượng tiền cho vay sẽ càng giảm, vay sẽ trở nên khó khăn khi lãi suất tăng cao.

Khi lượng tiền dự trữ càng nhỏ, đồng nghĩa với việc lượng cho vay càng nhỏ, vay tiền dễ hơn với mức lãi thấp hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn tư nhân và doanh nghiệp.

Tóm lại, FED được xem là ‘nhà cái’ của toàn thế giới. Bởi một hoạt động, thay đổi dù là nhỏ nhất của FED cũng tạo nên hiệu ứng domino đối với nền kinh tế toàn cầu. 

FED tác động đến thị trường chứng khoán

FED tác động đến thị trường chứng khoán

Đối với những nhà đầu tư, việc theo dõi những biến động của FED sẽ giúp đưa ra quyết định chính xác, phản ứng linh hoạt hơn trước những thay đổi của thị trường tài chính. Nhất là thị trường chứng khoán. Và bất cứ giao dịch ngoại tệ nào có quy đổi thành đồng USD.

Bài toán nan giải mà FED phải đối mặt trong năm 2023

Tính đến thời điểm này, FED đã 7 lần nâng mức lãi suất trong năm 2022. Khiến nền kinh tế đối mặt với nguy cơ bị suy thoái, song thực trạng lạm phát vẫn duy trì ở mức cao. FED phải ứng biến ra sao trước thực trạng này trong quý 1 năm 2023?

FED nâng lãi suất 7 lần liên tiếp trong năm 2022

FED nâng lãi suất 7 lần liên tiếp trong năm 2022

Bài toán cân bằng 2 mục tiêu xung đột mà FED phải đối mặt trong năm 2023: vừa kiềm chế đà tăng giá, vừa tránh nguy suy thoái kinh tế và thất nghiệp tràn lan. Thực sự không dễ dàng.

Bởi việc cân bằng lạm phát và chống suy thoái có đặc tính nổi bật nhất là ‘độ dính’. Ăn sâu vào nền kinh tế, gây tác động sâu rộng với quốc gia đó. Tức là một khi dính vào lạm phát và suy thoái rất khó để thoát ra.

Thêm vào đó, FED phải thanh toán hàng trăm tỷ USD cho các ngân hàng sau chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative Easing, viết tắt là QE). In thêm tiền để mua trái phiếu Chính phủ trong thời điểm đại dịch Covid bùng nổ, nhằm kích thích kinh tế. Đến 2022,  FED lại chuyển sang chính sách thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening, QT) để kiềm chế lạm phát. Sự đối nghịch giữa hai chính sách này vẫn là nút thắt mà FED chưa giải quyết triệt để. 

Lời kết

FED từ trước đến nay vẫn là lá cờ tiên phong có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Việc quan tâm đến tổ chức này là vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư để đưa ra quyết định chính xác, nhạy bén nhất trên các sàn giao dịch tài chính. Qua bài viết này, phokinhte hy vọng các nhà đầu tư đã hiểu được FED là gì và nhận biết được tầm quan trọng của FED trong thị trường tài chính.

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Cung cấp tất cả các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Forex cho người mới bắt đầu tham gia đầu tư ngoại hối. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Forex. Cũng như cung cấp các bài phân tích, chiến lược giao dịch hàng ngày.

Cảnh báo rủi ro: Việc giao dịch Forex, Futures và Options mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo không ít rủi ro tiềm ẩn. Đòn bẩy cao có thể gây thiệt hại nhiều như khi nó mang lại lợi nhuận cho bạn vậy. Bạn phải chú ý những rủi ro này và phải sẵn sàng chấp nhận nó khi giao dịch. Giao dịch forex mang rủi ro cao và không thích hợp với tất cả nhà đầu tư. Phokinhte.net không phải là trang chào mời và cũng không phải là trang cung cấp tín hiệu mua bán forex… Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tiền tệ đến các nhà đầu tư. Và hãy nhớ rằng một kết quả tốt trong quá khứ của bất kỳ hệ thống hay phương pháp giao dịch nào cũng không đảm bảo sẽ mang lại kết quả tốt trong tương lai

Copyright © 2022 Phokinhte.net. All rights reserved