Trang Chủ Bank Tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát ?

Tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát ?

Tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát ? 

Mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ là ưu tiên tăng lãi suất để  kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng cũng như hỗ trợ phục hồi kinh tế. Do đó bài viết dưới đây sẽ nói về vấn đề  điều chỉnh tăng lãi suất là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới để nhằm đạt được mục tiêu này. 

Đầu tiên cần tìm hiểu khái niệm lãi suất là gì ? Lạm phát là gì ?

Lãi suất là gì ? 

Là tỷ lệ phần trăm được tính dựa trên số tiền gốc phải trả trong khoảng thời gian được cam kết từ trước,  lãi suất được tính theo năm.

Đây là một công cụ rất quan trọng trong chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương của các quốc gia thường sử dụng lãi suất để điều tiết chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như thất nghiệp, đầu tư, lạm phát,…

Lạm phát là gì ?

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Bởi vì khi mức giá chung tăng cao, cùng một số tiền sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước kia. 

Khi đặt trên thị trường thế giới, lạm phát thể hiện sự sụt giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với giá trị tiền tệ của một quốc gia khác.

Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ như nào ? 

Tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát ? Khi ngân hàng nhà nước nới lỏng tiền tệ, tức là cắt giảm lãi suất cơ bản, lãi suất trên các khoản vay giảm theo. Điều này sẽ thu hút người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Nhờ đó, lượng tiền lưu thông trên thị trường và mức tiêu dùng cũng tăng lên.

 Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất?

Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất?

Nếu mức cung tiền cao với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền của quốc gia so với các đồng ngoại tệ khác bị thấp đi. Điều này có nghĩa với việc  tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tăng theo. 

Tóm lại, khi giảm lãi suất, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng. Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước tiến hành thắt chặt tiền tệ, tức là tăng lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. 

Thay vì đi vay hoặc dùng tiền, người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng lãi suất cao.

Nhu cầu tiêu dùng trở nên thấp, dẫn đến việc giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Lượng tiền lưu thông trên thị trường cũng giảm theo, ảnh hưởng tích cực đến đồng tiền của quốc gia đó. Nhờ vậy mà tỷ lệ lạm phát sẽ thấp. Đây chính là lý do tại sao tăng lãi suất để kiềm chế  lạm phát.

Tầm quan trọng của việc điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát 

Trong bối cảnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát toàn cầu đang khó giải quyết hơn so với dự tính ban đầu, nhiều ngân hàng trung ương đã phát đi những tín hiệu về việc có thể tăng lãi suất nhanh hơn, mạnh hơn vào cuối năm nay.

Việc kiềm chế lạm phát đang là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trung ương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính sách của các ngân hàng trung ương đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống lạm phát. 

Bên cạnh đó, điều chỉnh lãi suất cũng là công cụ quan trọng được nhiều ngân hàng trung ương như Hàn Quốc, Indonesia hay Philippines sử dụng trong thời gian qua để hỗ trợ đồng nội tệ không giảm sâu so với USD.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là điều cần thiết, tuy nhiên ngân hàng trung ương các nước không nên thực hiện riêng rẽ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, để đảm bảo vừa kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất điều hành

Trước các đợt tăng lãi suất liên tục của hơn 90 ngân hàng trung ương trên thế giới như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tăng các mức lãi suất điều hành thêm 1 điểm % để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất thêm 1 điểm % để kiểm soát lạm phát

Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất thêm 1 điểm % để kiểm soát lạm phát

Cụ thể, các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đồng loạt điều chỉnh 1 điểm %.

Với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất tăng thêm 0,5 điểm % lên 1%/năm. Mức tối đa với tiền gửi dưới 6 tháng là 6%/năm. Mức tối đa cho vay ngắn hạn bằng đồng VND với một số lĩnh vực của các ngân hàng là 5,5%/năm.

Tăng lãi suất thu hút tiền gửi vào hệ thống ngân hàng

Sau quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát điều hành của Ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại như Sacombank, OCb, SeaBank,  Vietcombank, TPbank,….. cũng đã điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm.

Cụ thể, tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng được nâng lên 5,6 – 6%/năm cho mức từ 4,1 – 4,6%/năm trước đó. 

Tháng 11/2022 Ngân hàng Sacombank lãi suất tăng 1-1,5 % so với các năm trước đó

Tháng 11/2022 Ngân hàng Sacombank lãi suất tăng 1-1,5 % so với các năm trước đó

Với mức giao dịch tại quầy, lãi suất tiền gửi từ 6 – 11 tháng được nâng từ 5,8 -6,3%/năm lên 7 – 7,25%/năm. Trong khi đó, kênh online kỳ hạn dưới 6 tháng được Sacombank tăng lên mức kịch trần là 6%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng là 7,8%/năm và 8%/năm ở kỳ hạn 24 tháng. 

Ở kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB), lãi suất tiết kiệm tại quầy tăng lần lượt 5,7%/năm và 5,9%/năm.

Với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng ngân hàng OCB tăng lãi suất lần lượt lên 7,2-7,4%

Với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng ngân hàng OCB tăng lãi suất lần lượt lên 7,2-7,4%

Đến ngày 27/10/2022, 3 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) mới chính thức công bố biểu lãi suất huy động mới. Thay đổi diễn ra đúng một tháng so với lần điều chỉnh lãi suất huy động gần nhất, với mức tăng khoảng 0,7 – 1% so với trước khi điều chỉnh.

Với kỳ hạn 6 - 9 tháng BIDV đang trả lãi cao nhất lên tới tối đa 5,6 %/năm

Với kỳ hạn 6 – 9 tháng BIDV đang trả lãi cao nhất lên tới tối đa 5,6 %/năm

Mức lãi suất không kỳ hạn của BIDV và VietinBank vẫn giữ nguyên song tại Agribank đã tăng từ 0,3% lên 0,5%/năm. Lãi suất từ 1 đến 5 tháng của 3 ngân hàng này đều tăng lên mức 4,9 – 5,4%/năm. Với kỳ hạn 6 – 9 tháng, BIDV và Agribank đang trả lãi cao nhất, lên tới tối đa 6,1%/năm. Kỳ hạn 12 tháng được 3 ngân hàng này đồng loạt niêm yết ở mức 7,4%/năm, tăng 1% so với một tháng trước. 

Khá nhiều người quan tâm tới việc gửi tiết kiệm khi mức lãi tăng cao hơn. Nhờ vậy, lượng tiền gửi… từ dân cư vào hệ thống cũng tăng trưởng, giúp đảm bảo an toàn thanh khoản cho các ngân hàng.

Linh hoạt chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát lần này của Ngân hàng Nhà nước là bước đi tiếp theo, sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ chính sách tiền tệ sẽ góp phần đạt được 2 mục tiêu quan trọng: là bảo đảm giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát.

Để tránh cho giá cả hàng hóa thực phẩm tăng cao, tăng lãi suất là một trong những biện pháp góp phần kiểm soát lạm phát. 

Có thể lấy ví dụ, khi lãi suất thấp, người tiêu dùng có thể sẽ có nhu cầu vay để mua hàng hóa, nhưng khi lãi suất tăng thì họ sẽ cần cân nhắc hơn. Vì vậy, nhu cầu vay tiêu dùng, nhu cầu vay đầu tư của các doanh nghiệp cũng sẽ giảm, qua đó, làm giảm sức ép đối với xu hướng tăng giá cả đó là lạm phát.

Quan trọng hơn, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất là để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới, từ đó giúp giữ chân các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Quyết định của Ngân hàng Nhà nước bảo đảm giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát

Quyết định của Ngân hàng Nhà nước bảo đảm giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát

Các động thái liên tiếp trong thời gian gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, chính sách tiền tệ của Việt Nam đang phát huy sự chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tiếp tục góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 

Bài viết trên đã giải thích lý do tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát? Như vậy, có thể thấy rằng hai chỉ số tài chính này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và cũng vừa là nguyên nhân và hệ quả của nhau.

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Cung cấp tất cả các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Forex cho người mới bắt đầu tham gia đầu tư ngoại hối. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Forex. Cũng như cung cấp các bài phân tích, chiến lược giao dịch hàng ngày.

Cảnh báo rủi ro: Việc giao dịch Forex, Futures và Options mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo không ít rủi ro tiềm ẩn. Đòn bẩy cao có thể gây thiệt hại nhiều như khi nó mang lại lợi nhuận cho bạn vậy. Bạn phải chú ý những rủi ro này và phải sẵn sàng chấp nhận nó khi giao dịch. Giao dịch forex mang rủi ro cao và không thích hợp với tất cả nhà đầu tư. Phokinhte.net không phải là trang chào mời và cũng không phải là trang cung cấp tín hiệu mua bán forex… Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tiền tệ đến các nhà đầu tư. Và hãy nhớ rằng một kết quả tốt trong quá khứ của bất kỳ hệ thống hay phương pháp giao dịch nào cũng không đảm bảo sẽ mang lại kết quả tốt trong tương lai

Copyright © 2022 Phokinhte.net. All rights reserved