Trang Chủ Chứng khoán Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa ra sao? 

Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa ra sao? 

Đầu tư chứng khoán muốn thành công không phải là điều ai cũng làm được, nhằm hiểu rõ bản chất của các chỉ số trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư có thể dự đoán được sự tăng trưởng của những loại cổ phiếu trong tương lai. Bài viết hôm nay, Phố Kinh Tế sẽ giúp bạn hiểu về chỉ số P/b trong chứng khoán là gì và những khái niệm liên quan. 

P/B trong chứng khoán là gì ?

P/B trong chứng khoán

P/B trong chứng khoán

Chỉ số P/B với nghĩa là Price to book ratio, được hiểu là chỉ số quan trọng, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính, từ chứng khoán cho đến ngân hàng. P/B trong chứng khoán với mục đích so sánh về giá của cổ phiếu hiện tại so với giá trị được ghi trên sổ của cổ phiếu đó.

Chỉ số P/B được hiểu là tỷ số giữa giá cổ phiếu gấp bao nhiêu so với tài sản ròng của tổ chức, doanh nghiệp.

Với chỉ số P/B được nhiều nhà đầu tư dùng áp dụng nhằm phân tích cũng như phán đoán để định giá cổ phiếu, từ đó xem thử thấp hay cao so với giá trị thực của nó, và đưa ra quyết định mua và bán cho phù hợp nhất. 

Chỉ số P/B có ý nghĩa gì ?

Chứng khoán và chỉ số quan trọng

Chứng khoán và chỉ số quan trọng

Chỉ số P/B trong chứng khoán với ý nghĩa thể hiện giá trị của loại cổ phiếu đó đang cao hay là thấp hơn so với giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp.

– Khi P/B cao (> 1) nghĩa là cổ phiếu này đang có nhiều kỳ vọng, doanh nghiệp có sự phát triển trong tương lai. Lúc này nhà đầu tư có thể bỏ ra số tiền nhiều hơn giá ghi sổ để mua được loại cổ phiếu này.

– Ngược lại, khi P/B < 1, lúc này có thể doanh nghiệp đang gặp phải vài vấn đề và khả năng không tăng trưởng trong tương lai. Lúc này nhà đầu tư nên tránh xa để không phải bị thua lỗ khi mua phải cổ phiếu này.

Chỉ số P/B thấp với lý do doanh nghiệp đang phục hồi sau khủng hoảng, lúc này rất có thể cổ phiếu sẽ tăng vọt trong tương lai gần, lúc này được xem là cơ hội “vàng” cho nhà đầu tư mua với khả năng sinh lợi nhuận cao.

Ưu và nhược điểm của P/B

Hiểu về P/B sao cho đúng

Hiểu về P/B sao cho đúng

P/B là một chỉ số được nhiều nhà đầu tư phân tích cổ phiếu có tốt hay không. Và tất nhiên không nên quá tin vào chỉ số này vì sẽ có những ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

– Tỷ số P/B luôn dương có thể định giá với các doanh nghiệp đang thua lỗ.

– Mức độ ổn định của chỉ số P/B tốt hơn chỉ số EPS rất nhiều, đem lại khả năng phán đoán chính xác hơn.

– Với các khối tài sản lớn với thanh khoản cao như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, …thì dùng chỉ số P/B hiệu quả hơn nhiều so với các ngành nghề khác.

Nhược điểm:

– P/B chỉ dựa trên các tài sản hữu hình, với những tài sản vô hình lại không được ghi nhận khi tính chỉ số P/B chứng khoán. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần lưu ý kỹ vấn đề này.

– Thông thường những thông tin giá trị này được ghi sổ với thời gian cách đây vài năm. Chính vì vậy cần kết hợp thêm nhiều cách phân tích khác để đưa ra kết luận tốt nhất.

– Chỉ số có thể “ảo” do các nguyên tắc kế toán có sản phẩm, tài sản ảo.

– Với những công ty đang tăng trưởng nhanh công cụ phân tích này không chính xác và hiệu quả.

Nắm được cách tính P/B ?

Cách tính chứng khoán

Cách tính chứng khoán

Công thức tính:

P/B = Giá Cổ phiếu trên thị trường / Giá cổ phiếu trên sổ sách

Ví dụ:

Giá cổ phiếu của Vinamilk là 120.000 đồng, giá trên sổ sách là 20.000 đồng. Chỉ số P/b được tính như sau: P/b = 120.000 / 20.000 = 6

Điều này cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh và phát triển rất tốt ở hiện tại và trong tương lai. Các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả gấp 6 lần giá trị ghi trên sổ để mua cổ phiếu của Vinamilk.

Như thế nào là một chỉ số P/B tốt ?

Chỉ số p/b tốt

Chỉ số p/b tốt

Vấn đề về chỉ số P/B tốt là điều mà nhiều nhà đầu tư phải suy nghĩ. Tất nhiên không có chỉ số nào là xác định cả, cũng không thể biết là tốt hay xấu, mà còn cần dựa vào nhiều yếu tố khác như lợi nhuận, sự tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, lạm phát,…

Theo nghiên cứu của các nhà đầu tư lâu năm, những trường hợp sau đây được xem là chỉ số P/b tốt:

– Công ty tăng trưởng cao thì chỉ số P/b càng cao, đều này là càng tốt.

– Công ty nghiên về chất lượng thì P/b không cần quá cao, chỉ cần trên mức một.

– Những công ty như xăng dầu, với mức P/b cao nên tránh xa.

Theo nghiên cứu với chỉ số P/B càng cao, khả năng đầu tư rủi ro càng lớn và ngược lại, tỷ số P/B thấp sẽ an toàn hơn rất nhiều. Với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường cần nghiên cứu kỹ. Và nên chọn công ty có chỉ số P/B ở mức 0.7 – 1.5 là bình thường, có thể mua ở mức này.

P/E chứng khoán là gì ? 

Chỉ số P/E

Chỉ số P/E

P/E là cụm từ Price to Earning ratio, có ý nghĩa như một chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán, nhằm giúp nhiều nhà đầu tư có thêm đánh giá về mối quan hệ giữa một cổ phiếu với giá trị thị trường so với giá trị thu nhập của cổ phiếu đó. Chỉ số này khá quan trọng trong việc nhận định cổ phiếu.

Các nhà đầu tư xem chỉ số P/E của các doanh nghiệp trên các trang web như Cafef,..

Công thức tính chỉ số P/E trong chứng khoán ?

Chỉ số P/E được tính như sau:

P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu (Price)/Mức thu nhập trên cổ phiếu đó (EPS)

P/E chứng khoán có ý nghĩa gì ?

Chỉ số P/E có ý nghĩa rất quan trọng trong  việc đưa ra mức giá mà nhà đầu tư chi trả cho một đồng lợi nhuận mà một loại cổ phiếu sinh ra. Có thể hiểu đơn giản như sau, khi nhìn vào chỉ số P/E có thể hiểu được phải chi trả bao nhiêu để mua về cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Cách tính chỉ số P/E trong chứng khoán ?

Nhằm xác định được chỉ số P/E của một doanh nghiệp cần phải xác định được giá giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập của cổ phiếu (EPS). 

Giá trị EPS là biến số quan trọng nhất, nói lên doanh thu của cổ phiếu đó. Giá trị này đại diện cho khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. Áp dụng cách tính như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Nên tiến hành sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Hoặc có thể sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ để xác định EPS. 

P/S chứng khoán là gì ?

chi-so-chung-khoan

Chỉ số P/S

Chỉ số P/S viết tắt là Price-To-Sales Ratio, chỉ số này được hiểu là giá thị trường trên doanh thu tương ứng với mỗi cổ phiếu. Dựa vào chỉ số này các doanh nghiệp có thể sẵn sàng chi trả 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Nhờ có chỉ số này có thể so sánh giá trị tương đối của cổ phiếu ở hiện tại với giá trị của nó trong quá khứ hoặc hiện tại.

Ngoài P/B nhà đầu tư cần biết đến chỉ số P/E, P/S. Đây là những chỉ số cũng quan trọng không kém giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

Hy vọng bài viết trên đến từ Phố Kinh Tế sẽ giúp các nhà đầu tư mới gia nhập hiểu rõ hơn về chỉ số P/b trong chứng khoán là gì? Cũng như nhiều khái niệm liên quan như chỉ số P/E, chỉ số P/S, để từ đó mọi người có hướng đi đúng đắn hơn trên chặng đường giao dịch của mình, cũng như những ý nghĩa của loại chỉ số này để đưa ra các phân tích đúng nhất, giao dịch thành công nhiều hơn, đầu tư phù hợp sinh lời hiệu quả. Chúc các nhà đầu tư gặp nhiều may mắn và thành công hơn nữa!

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Cung cấp tất cả các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Forex cho người mới bắt đầu tham gia đầu tư ngoại hối. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Forex. Cũng như cung cấp các bài phân tích, chiến lược giao dịch hàng ngày.

Cảnh báo rủi ro: Việc giao dịch Forex, Futures và Options mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo không ít rủi ro tiềm ẩn. Đòn bẩy cao có thể gây thiệt hại nhiều như khi nó mang lại lợi nhuận cho bạn vậy. Bạn phải chú ý những rủi ro này và phải sẵn sàng chấp nhận nó khi giao dịch. Giao dịch forex mang rủi ro cao và không thích hợp với tất cả nhà đầu tư. Phokinhte.net không phải là trang chào mời và cũng không phải là trang cung cấp tín hiệu mua bán forex… Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tiền tệ đến các nhà đầu tư. Và hãy nhớ rằng một kết quả tốt trong quá khứ của bất kỳ hệ thống hay phương pháp giao dịch nào cũng không đảm bảo sẽ mang lại kết quả tốt trong tương lai

Copyright © 2022 Phokinhte.net. All rights reserved