Trang Chủ Bank Tổng hợp thông tin về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam mới nhất.

Tổng hợp thông tin về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam mới nhất.

Kinh tế tuần hoàn là gì ? Nhà nước Việt Nam đã thực hiện kinh tế tuần hoàn hiệu quả như nào ? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới. 

Khái niệm về kinh tế tuần hoàn

Theo quy định tại Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về kinh tế tuần hoàn như  sau : Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối.

Quy định chung về kinh tế tuần hoàn

Căn cứ  Điều 138 ghi-dinh-08-2022-ND-CP-huong-dan-Luat-Bao-ve-moi-truong  của thuvienphapluat quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định những thông tin chung về kinh tế tuần hoàn như sau:

Tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn

  • Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
  • Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;
  •  Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.
Quy định chung về kinh tế tuần hoàn

Quy định chung về kinh tế tuần hoàn

Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ 

Quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện một hoặc nhiều biện pháp theo thứ tự ưu tiên sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

  •  Hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện môi trường; tối ưu hoá sử dụng thiết bị, sản phẩm; tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu;
  • Kéo dài vòng đời sản phẩm và các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm, bao gồm: tái sử dụng; tu sửa; tân trang; tái sản xuất; thay đổi mục đích sử dụng;
  • Giảm chất thải phát sinh bao gồm: tái chế chất thải (xử lý, chế biến chất thải để chuyển hóa thành nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có ích); thu hồi năng lượng thông qua thiêu đốt chất thải.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp 

Quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

  •  Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; các giải pháp khác quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
  • Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải;
  • Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung

Quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện thiết kế, tổ chức quản lý và thực hiện các biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

  • Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, năng lượng;
  • Áp dụng các giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính;
  •  Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện các biện pháp khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Lợi ích kinh tế tuần hoàn 

Kinh tế tuần hoàn có những ưu điểm và lợi ích như sau:

 Đối với quốc gia

 Phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

Kinh tế tuần hoàn mang đến lợi ích cho quốc gia, xã hội, doanh nghiệp,...

Kinh tế tuần hoàn mang đến lợi ích cho quốc gia, xã hội, doanh nghiệp.

 Đối với xã hội

Kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân…

Đối với doanh nghiệp

Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…

Nhà nước khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Theo Điều 140 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn như sau:

(1) Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn đối với các hoạt động sau:

  • Nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn;
  •  Cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.

(2) Tổ chức, cá nhân có hoạt động, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Điều 131, 132, 133, 134, 135 và 137 Nghị định này.  

Quy định của pháp luật khác có liên quan và cơ chế khuyến khích về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại các Điều 154, 155, 156 và 157 Nghị định này.

Nhà nước khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Nhà nước khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn như thế nào?

(3) Nhà nước khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế tuần hoàn sau:

  • Nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;
  •  Phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn;
  • Áp dụng các biện pháp cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
  • Phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải;
  • Huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;
  •  Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bài viết trên đã giải thích kinh tế tuần hoàn là gì, lợi ích kinh tế tuần hoàn đem lại cho doanh nghiệp cũng như xã hội. Hy vọng những thông tin trên cung cấp gửi tới bạn về kinh tế tuần hoàn đóng góp và kết nối nền kinh tế tuần hoàn thế giới và Việt Nam.

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Cung cấp tất cả các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Forex cho người mới bắt đầu tham gia đầu tư ngoại hối. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Forex. Cũng như cung cấp các bài phân tích, chiến lược giao dịch hàng ngày.

Cảnh báo rủi ro: Việc giao dịch Forex, Futures và Options mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo không ít rủi ro tiềm ẩn. Đòn bẩy cao có thể gây thiệt hại nhiều như khi nó mang lại lợi nhuận cho bạn vậy. Bạn phải chú ý những rủi ro này và phải sẵn sàng chấp nhận nó khi giao dịch. Giao dịch forex mang rủi ro cao và không thích hợp với tất cả nhà đầu tư. Phokinhte.net không phải là trang chào mời và cũng không phải là trang cung cấp tín hiệu mua bán forex… Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tiền tệ đến các nhà đầu tư. Và hãy nhớ rằng một kết quả tốt trong quá khứ của bất kỳ hệ thống hay phương pháp giao dịch nào cũng không đảm bảo sẽ mang lại kết quả tốt trong tương lai

Copyright © 2022 Phokinhte.net. All rights reserved