Trang Chủ Bank Giao dịch chờ tra soát là gì ? Những lưu ý tránh sảy tra tình trạng tra soát giao dịch

Giao dịch chờ tra soát là gì ? Những lưu ý tránh sảy tra tình trạng tra soát giao dịch

Giao dịch chờ tra soát là gì ? Lưu ý tránh lỗi tra soát

Khi thực hiện các giao dịch qua tài khoản ngân hàng sẽ khó có thể tránh khỏi những lỗi nhỏ khi sử dụng trong đó có giao dịch đang chờ tra soát. Thực tế giao dịch đang chờ tra soát là gì ? 

Tra soát trực tuyến chính là hình thức chủ sở hữu tài khoản ngân hàng gửi yêu cầu về kiểm tra các giao dịch đã thực hiện trước đó, trong đó sẽ bao gồm yêu cầu về điều chỉnh thông tin giao dịch, yêu cầu về việc hủy hay hoàn trả tiền trong giao dịch đến ngân hàng. Ngoài ra còn có các yêu cầu tra soát khác như gạch nợ cước,…

 

Giao dịch chờ tra soát

Giao dịch chờ tra soát là gì ?

Giao dịch chờ tra soát chính là thực trạng Open mỗi khi thực hiện giao dịch chuyển khoản qua hình thức banking hoặc mobile banking bị những lỗi không mong muốn. Khi xảy ra lỗi giao dịch của bạn sẽ không được thực hiện nhưng mạng lưới hệ thống của ngân hàng lại chuyển sang trạng thái đang kiểm tra và báo về.

Nguyên nhân lỗi giao dịch chờ tra soát

Trong quá trình sử dụng những dịch vụ sẽ gặp phải những vấn đề như nạp tiền điện thoại nhưng tài khoản số điện thoại vẫn không được cộng tiền, chuyển tiền nhanh nhưng người thụ hưởng mãi không nhận được, thanh toán hóa đơn nhưng không thành công, và rất nhiều trường hợp khác bị báo lỗi.

Thông thường các ngân hàng sẽ tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng tại các trung tâm tổng tài chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thời gian chờ lại có thể lên đến 30 ngày làm việc.

Tuy nhiên với công nghệ ngày càng phát triển các ngân hàng cũng ra mắt những ứng dụng mà khách hàng có thể thực hiện nhũng giao dịch, tra cứu hay thực hiện tra soát giao dịch trên ứng dụng này mà không cần đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng hay các quầy giao dịch.

Mà có thể trực tiếp thực hiện tra soát giao dịch ngay trên ứng dụng ngân hàng bạn đang sử dụng nó sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Hơn thế bạn còn có thể theo dõi quá trình thực hiện của ngân hàng.

Dưới đây là những nguyên nhân chính sảy ra giao dịch tra soát:

Lỗi hệ thống, bảo trì ngân hàng 

 Ngân hàng là một trong những nơi uy tín, chất lượng và có số lượng khách hàng đến giao dịch và truy cập vào hệ thống ngân hàng mỗi ngày. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng “tắc nghẽn” hay quá tải. Mặc dù các app ngân hàng thường xuyên cập nhật và nâng cấp hệ thống nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng này nhất là rơi vào những giờ cao điểm. Vào thời điểm này sẽ xảy ra các tình trạng như:

lỗi ngân hàng bảo trì

Lỗi ngân hàng bảo trì

  • Khó hoặc không thể đăng nhập vào app hệ thống ngân hàng và luôn trong tình trạng loading
  • Đa số các ngân hàng sẽ yêu cầu nhập mã OTP khi thực hiện giao dịch nhưng đợi rất lâu nhưng không có tin nhắn gửi mã về SMS
  • Mọi thao tác giao dịch đều hoàn tất tuy nhiên hệ thống lại báo lỗi và yêu cầu thử lại sau ít phút
  • Khi thực hiện giao dịch tài khoản ngân hàng đã trừ tiền nhưng bên kia vẫn không nhận được thông báo phản hồi và không biến động số dư. 

Khi xảy ra các tình trạng trên chứng minh rằng giao dịch đang thực hiện bị tắc nghẽn và trì hoãn lúc này chúng ta phải chờ ngân hàng tra soát hệ thống và báo về.

Cách khắc phục

  • Bạn cần thoát khỏi hệ thống và đăng nhập lại nếu tình trạng vẫn vẫy và không khá hơn bạn nên ngừng thực hiện các giao dịch và thực hiện những biện pháp chuyển tiền khác như Zalopay, Momo hoặc các ngân hàng khác bạn đang sở hữu,…
  • Nếu như không gấp bạn có thể chờ 15 – 20 phút sau đó thực hiện lại giao dịch nhiều khi loading chỉ vì app ngân hàng đang bị quá tải lượt sử dụng. 

Quá hạn mức giao dịch

Khi thực hiện giao dịch nếu quá hạn mức mà bạn đăng kí và ngân hàng đã quy định trước đó giao dịch sẽ tự động hủy. Khi này ngân hàng sẽ thực hiện tra soát lại giao dịch bạn vừa thực hiện. Để tránh trường hợp giao dịch chờ tra soát bạn hãy để ý và kiểm tra hạn mức trước khi giao dịch nhé!

Vượt hạn múc giao dịch ngân hàng

Vượt hạn mức giao dịch ngân hàng.

Cách khắc phục

Nếu quá hạn mức giao dịch việc đầu tiên cần làm là kiểm tra giao dịch và chi nhỏ số tiền ra nhiều lần chuyển khoản. 

Nhập sai thông tin, số tài khoản thẻ bên nhận

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng dụng chuyển tiền thực hiện các giao dịch qua số tài khoản thẻ chứ không phải số thẻ ngân hàng. Nhiều khách hàng sẽ bị nhầm lẫn giữa hai số này và sảy ra trường hợp tiền chuyển nhưng bị lỗi, giao dịch không thành công hay đang chờ giao dịch. Từ lỗi xảy ra dó ngân hàng sẽ ở trong tình trạng giao dịch và chờ tra soát giao dịch đó. 

Sai thông tin người thụ hưởng

Sai thông tin người thụ hưởng

Khi bạn chuyển tiền qua ứng dụng banking qua điện thoại nhưng bị sai thông tin về người thụ hưởng không chỉ về số taig khoản như trên mà mà còn có trường hợp sai tên tài khoản hay ngân hàng… Đối với mỗi ngân hàng sẽ có những biện pháp cũng như cách giải quyết khác nhau. 

Quá trình này sẽ tốn của bạn 2 – 10 ngày, tùy vào mỗi ngân hàng. Với sự tăng nhanh của việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, những trường hợp trên đang ngày càng phổ biến. Quan trọng là khách hàng không cần quá lo lắng. Ngân hàng sẽ có những giải pháp tối ưu nhất cho trường hợp này. Điều này cũng đánh giá được chất lượng dịch vụ của ngân hàng đó. 

Cách khắc phục

Tiến hành gọi đến đường dây nóng đến ngân hàng và yêu cầu thực hiện tra soát giao dịch để bên ngân hàng xử lý nhanh chóng và hoàn tiền nhanh hơn.

Khi xảy ra lỗi này bạn nên kiểm tra lại lịch sử giao dịch như số tài khoản người thụ hưởng có chính xác hay không, nhanh chóng liên hệ với ngân hàng nếu trường hợp bạn chuyển nhầm số tài tài khoản hay nhập nhầm số thẻ khi chuyển nhé! 

Cách kiểm tra lịch sử giao dịch khi đang chờ tra soát

Khi thực hiện giao dịch xảy ra lỗi chắc chắn ai trong chúng ta cũng rất hoang mang và lo lắng cho số tiền mà mình đã giao dịch không biết hiện tại đã đi đâu về đâu. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng hãy thực hiện kiểm tra lịch sử giao dịch trong quá trình chờ đợi để đưa ra một biện pháp phù hợp nhất.

Kiểm tra giao dịch qua app ngân hàng trên điện thoại di động

tra soát giao dịch trên điện thoại

Tra soát giao dịch trên điện thoại

Điều bạn cần làm bây giờ đó chính là mở điện thoại lên và tiến hành tra cứu lại lịch sử giao dịch đã thực hiện:

  • Truy cập và app ngân hàng trên điện thoại di động
  • Chọn tài khoản thanh toán bạn vừa dùng để giao dịch để kiểm tra
  • Bấm chọn lịch sử giao dịch

Liên hệ trực tiếp ngân hàng để tra cứu thông tin

Nếu bạn sử dụng phương pháp tra qua banking không hiệu quả bạn có thể liên hệ đường dây nóng của ngân hàng và nhờ nhân viên ngân hàng giúp đỡ. 

Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng gần nhất để tra cứu

Khi đến ngân hàng tra cứu bạn cần trình bày rõ tình trạng đã gặp phải với giao dịch viên ngân hàng và nhờ giúp đỡ kiểm tra giao dịch, nhớ mang theo CCCD/ CMND nhé!

Giao dịch chờ tra soát mất bao lâu ?

Theo quy định về luật ngân hàng thời hạn xử lý tra soát giao dịch có thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị tra soát từ phía khách hàng, các cơ sở ngân hàng liên quan có trách nhiệm tiếp nhận xử lý vấn đề tra soát, khiếu nại đến từ khách hàng. 

Tra soát giao dịch mất bao lâu

Tra soát giao dịch mất bao lâu.

Đa số các ngân hàng hiện nay thường tiếp nhận thông tin khách hàng và cung cấp kết quả tra soát giao dịch qua  đường dây tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc liên hệ bạn trực tiếp đến chi nhánh. Với giao dịch chờ tra soát thì bạn phải chờ ít nhất 24 giờ làm việc của ngân hàng để nhận kết quả. 

Mất bao lâu ngân hàng mới hoàn tiền lại sau khi tra soát giao dịch ?

Theo quy định về luật ngân hàng của nước ta việc hoàn tiền cụ thể như sau:

Về vấn đề bồi hoàn cho khách hàng sau khi tra soát giao dịch, “trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bồi hoàn tổn thất cho khách hàng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của khách hàng và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận về điều khoản và điều kiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán”

Nếu như xảy ra trường hợp hết thời hạn tra soát đã hết nhưng vẫn chưa phát hiện ra lỗi của ngân hàng hay chủ sở hữu tài khoản thì trong vòng 15 ngày khách hàng và ngân hàng phải ngồi lại làm việc với nhau để đưa ra một giải pháp cụ thể và hoàng hảo nhất đối với cả hai bên.

Trong trường hợp vụ việc có dấu hiệu phạm tội, ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nhà nước và thực hiện xử lý tố tụng theo luật hình sự và báo cao ngân hàng nhà nước. 

Sau đó việc xử lý kết quả tra soát khiếu nại liên quan đến vụ việc sẽ được thực hiện bởi co quan nhà nước có thẩm quyền. nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền có kết quả thông báo không có yếu tố tội phạm sẽ trả kết quả sau 15 ngày làm việc.  

Những lưu ý tránh sảy ra tình trạng giao dịch chờ tra soát

Để hạn chế tình trạng rủi ro khi giao dịch các ngân hàng khuyến cáo bạn nên:

  • Thiết bị sử dụng khi thực hiện giao dịch đảm bảo kết nối internet ổn định tránh tình trạng rớt hay mất mạng khi đang thực hiện giao dịch. 
  • Hạn chế giao dịch giờ cao điểm để tránh xảy ra tình trạng quá tải khi giao dịch, chuyển khoản, thanh toán,…
  • Nắm rõ hạn mức chuyển tiền trước khi thực hiện giao dịch
  • Kiểm tra kỹ các thông tin người thụ hưởng như: Tên, số điện thoại,… số tài khoản và số thẻ hai số này hoàn toàn khác nhau
  • Chụp lại màn hình giao dịch để đối chiếu khi cần thiết
  • Kiểm tra thông tin người thụ hưởng

Nếu xảy ra trường hợp giao dịch chờ tra soát bạn đừng quá lo lắng hãy thực hiện các bước như phía trên hoặc liên hệ với ngân hàng để nhanh chóng khắc phục tình trạng giao dịch chờ tra soát bạn nha!

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Cung cấp tất cả các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Forex cho người mới bắt đầu tham gia đầu tư ngoại hối. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Forex. Cũng như cung cấp các bài phân tích, chiến lược giao dịch hàng ngày.

Cảnh báo rủi ro: Việc giao dịch Forex, Futures và Options mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo không ít rủi ro tiềm ẩn. Đòn bẩy cao có thể gây thiệt hại nhiều như khi nó mang lại lợi nhuận cho bạn vậy. Bạn phải chú ý những rủi ro này và phải sẵn sàng chấp nhận nó khi giao dịch. Giao dịch forex mang rủi ro cao và không thích hợp với tất cả nhà đầu tư. Phokinhte.net không phải là trang chào mời và cũng không phải là trang cung cấp tín hiệu mua bán forex… Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tiền tệ đến các nhà đầu tư. Và hãy nhớ rằng một kết quả tốt trong quá khứ của bất kỳ hệ thống hay phương pháp giao dịch nào cũng không đảm bảo sẽ mang lại kết quả tốt trong tương lai

Copyright © 2022 Phokinhte.net. All rights reserved