Mục lục bài viết
Trong thời gian gần đây Basel Markets lừa đảo lại là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất. Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên mà sàn này nhận được nhiều thông tin về vấn đề lừa đảo. Vậy thì thực hư như thế nào? Liệu với một sàn giao dịch đã hoạt động một khoảng thời gian đủ dài như Basel Markets có thực sự là lừa đảo cộng đồng trader. Hãy cùng với Phokinhte tìm hiểu trong thông tin chi tiết dưới đây.
Thông tin về sàn Basel Markets
Có những thời điểm Basel Markets từng là một sàn được đánh giá cao nhất trong cộng đồng Forex. Nhất là vào thời điểm đang bão hòa thị trường Forex nói chung, các thị trường giao dịch kinh tế, chứng khoán nói chung.

Basel Markets từng được coi là điểm sáng
Basel Markets là một sàn giao dịch thuộc Vương Quốc Anh, địa chỉ cụ thể tại 30 South Colonnade, Canary Wharf, London, Vương Quốc Anh và hoạt động trong thị trường từ năm 2018, một quãng thời gian cũng không phải là ngắn.
Bên cạnh đó có một điểm đặc biệt nữa để khẳng định được uy tín đối với cộng đồng nhà đầu tư. Đó là những tổ chức uy tín đã cung cấp giấy phép hoạt động cho sàn Basel Markets. Có tới 4 tổ chức trong thị trường giao dịch, đó là: FCA, CySEC, FSCA và BVI. Với những người chơi chuyên nghiệp đã hoạt động trong thị trường tài chính đủ lâu thì cũng nhận thấy những tổ chức này không quá xa lạ.
Cũng tương tự như bao sàn giao dịch khác, thì Basel Markets cũng có rất nhiều những tính năng khác. Ví dụ như nền tảng giao dịch, các tài sản giao dịch, các loại phí sàn, dịch vụ hỗ trợ,….. Cũng sẽ có điểm khác biệt, tuy nhiên nét tương đồng với các sàn phổ biến hiện nay cũng tương tự như vậy.
Nhưng dĩ nhiên là những thông tin này thì đều do sàn tự cung cấp.
Những lùm xùm sàn Basel Markets lừa đảo
Tuy nhiên vào thời điểm gần đây thì Basel Markets cũng đã xuất hiện không ít những thông tin cho rằng sàn này đã lừa đảo tiền của những nhà đầu tư tham gia. Vậy thì liệu rằng một sàn đã công khai là đạt được những chứng nhận của 4 tổ chức tài chính thì đây có phải là sự thật. Hãy điểm qua một vài vụ việc cho là “phốt” của hệ thống sàn này.
Đã có khá nhiều người được cho là nạn nhân của sàn này đã lên tiếng trên các hội nhóm mạng xã hội để bóc “phốt”. Cụ thể như sau:
Anh Trần Chiến cho biết là hệ thống sàn Basel Markets đã trực tiếp khiến cho tài khoản của anh bị cháy số tiền lên tới 26.000 USD khi thực hiện mua cổ phiếu VOW bằng cách: không trả cổ tức, tăng phí qua đêm lên tới 200 lần, giãn Spread 120 lần. Sau đó anh cũng đã có những động thái gửi email để giải quyết vụ việc bất thường nhưng chỉ nhận lại sự im lặng. Vụ việc được diễn ra trong khoảng thời gian vào ngày 12/12/2022 kéo dài tới ngày 27/12/2022. Không chỉ thế, anh Chiến đã cố liên lạc, kết nối với những người giao dịch tại sàn và đều nhận được câu trả lời đang trong tình trạng tương tự với bản thân.

Những nạn nhân của sàn Basel Markets đã lên tiếng
Cũng không thể không kể tới nạn nhân tiếp theo là chị Lê Thị Mai Phương, tại Gia Lai. Khi tham gia tại sàn Basel Markets thì chị đã nạp tiền bằng cách chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của sàn Basel với số tiền lên tới 8.500 USD. Tiếp tục thì chị Phương đã thực hiện giao dịch theo lời hướng dẫn của nhân viên sàn của mã Mastercard và Tesla thì liên bị thua lỗ lên tới 5.000 USD. Việc thua lỗ số tiền lớn như vậy cũng đặt câu hỏi là sàn Basel Markets đã thực hiện can thiệp vào quá trình giao dịch của chị Phương, nhất là đối với một người chơi mới tham gia theo những lời mời gọi của những nhân viên của sàn? Tương tự, chị Phương cũng đã thực hiện liên lạc để nhận những sự hỗ trợ thì cũng chỉ nhận được sự im lặng.
Đó chỉ là 2 trong rất nhiều những vụ việc liên quan đến hệ thống của sàn Basel Markets. Đó là chỉ tính riêng trong thị trường Việt Nam. Vậy còn đối với những thị trường các nước khác. Nên biết là tầm hoạt động của Basel cũng rất rộng trên toàn cầu, lên tới 31 Quốc gia khác nhau.
Những điểm bất thường
Đó là một vài vụ tiệc trong rất nhiều vụ việc liên quan đến việc Basel Markets lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia. Những vấn đề này cũng khá nhạy cảm, bởi thực chất không rõ những con người kia là ai, và có thực sự là họ đã thực hiện giao dịch, bị thua lỗ đúng như số tiền họ đã kê khai. Tất nhiên là sẽ phải phân tích từ 2 chiều.
Nhưng, sàn giao dịch Basel Markets cũng có rất nhiều điểm bất thường với những thông tin được đề cập công khai.

Thông tin về địa chỉ tên miền đáng ngờ khi kiểm tra
Hình ảnh ở trên là kiểm tra thông tin về tên miền (website) của sàn Basel Markets. Và kết quả đã cho thấy rằng ngày đăng ký tên miền vào ngày 06/04/2021.

Liệu thông tin này là sự thật?
Trong thông tin công khai trực tiếp tại website thì có đề cập rằng các giải thưởng đã giành được vào những năm 2017, 2018, 2019 và 2020. Tuy nhiên website lại được thành lập vào ngày năm 2021.
Đối với một sàn uy tín đúng như những gì mà sàn đã công khai thì việc tên miền rất quan trọng. Nó là địa chỉ để chứng minh đối với cộng đồng trader. Vì đây sẽ là nơi để các nhà đầu tư tìm hiểu những thông tin về sàn đó. Quan trọng nhất là website phải hoạt động từ những ngày đầu tiên mà sàn thành lập. Nhưng đối với sàn Basel chưa có website hoạt động mà lại đạt được những thành tựu, những chiến thắng trong các giải Quốc tế về giao dịch.
Chỉ với điểm bất thường này cũng có thể khẳng định rằng Basel Markets lừa đảo. Đây chính là hình thức mạo danh thông tin, tự nhận với những giải thưởng để tạo lòng tin của các nhà đầu tư.
Vậy thì tại đối với các tổ chức kinh tế mà đã đạt hệ thống sàn Basel Markets đã công khai là đã được chứng nhận thì sao?
Những tổ chức kinh tế đã đã cấp phép cho Basel Markets
Trong phần thông tin thì Basel Markets được 4 tổ chức cấp phép hoạt động là FCA, CySEC, FSCA và BVI. Vậy thì để làm rõ hãy cùng tìm hiểu những thông tin về Basel Markets tại những tổ chức này.

Dấu hiệu bất thường của một sàn tự cho là “uy tín”
Như trong thông tin về tìm kiếm tại website của tổ chức FCA, sau khi đã nhập thông tin của sàn Basel Markets về tên và địa chỉ thì đề không hiển thị ra bất cứ thông tin nào về sàn này.
Trong thị trường giao dịch nói chung, tính minh bạch luôn được ưu tiên và coi trọng hàng đầu. Vậy thì đối với những sàn mà tự nhận đạt được sự cấp phép của các tổ chức thì chắc chắn là lừa đảo. Đặc biệt với Basel Markets, chỉ với những thông tin ở trên thì không có lý do gì để các nhà đầu tư tham gia. Basel Markets lừa đảo là sự thật dễ dàng nhận thấy đối với bất cứ nhà đầu tư nào.
Basel Markets lừa đảo!!
Hiện nay khi tìm kiếm thông tin về sàn này tại Google vẫn có rất nhiều những ý kiến từ những website cho rằng sàn này là uy tín. Và thậm chí cho rằng việc giãn Spread thì xuất hiện ở bất cứ sàn giao dịch nào, không chỉ riêng Basel Markets. Nhưng, những thông tin đảm bảo Basel Markets uy tín cũng rất mơ hồ.

Sự thật Basel Market lừa đảo quá rõ ràng
Đây là hình ảnh kiểm tra độ uy tín của Basel Markets tại Wikifx. Hiện nay đang cho điểm số cực kỳ thấp, độ tín nhiệm gần như là không có. Và cũng đã khẳng định rõ ràng không được cấp phép bởi bất cứ đơn vị, tổ chức tài chính nào trên toàn cầu. Cũng như một lời khẳng định Basel Markets lừa đảo đối với cộng đồng nhà đầu tư Việt Nam.
Lời kết
Basel Markets lừa đảo, không ít các nhà đầu tư đã lọt bẫy đối với sàn này. Tới thời điểm hiện nay thì có lẽ con số ấy cũng đã rất lớn. Tuy nhiên dù muộn hơn không, hi vọng với thông tin này của Phokinhte mang lại cho các nhà đầu tư mới tránh tham gia sàn lừa đảo này. Cũng như cần kiểm tra thật kỹ trước khi tham gia bất cứ sàn giao dịch nào.